Chảo là đồ vật không thể thiếu trong mọi căn bếp. Đặc biệt với nền ẩm thực đa dạng gồm nhiều món chiên, xào, trộn,... như Việt Nam, chảo lại càng là người bạn thân thiết của mọi đầu bếp. Việc lựa chọn chảo vì thế cũng trở nên quan trọng. Không chỉ quyết định chất lượng món ăn, một chiếc chảo tốt còn đi đôi với sức khỏe của người thân trong gia đình. Hôm nay, chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo để lựa chọn một chiếc chảo tốt và phù hợp với nhu cầu của gia đình mình nhé.
TÌM HIỂU CHẤT LIỆU LÀM CHẢO
Mỗi nhà sản xuất lại cho ra đời loại chảo với chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, hai loại chất liệu phổ biến mà bạn có thể tìm thấy trên thị trường là chảo nhôm và inox.
- Nhôm có đặc điểm dẫn nhiệt nhanh, giữ nhiệt lâu. Do là một kim loại mềm, lớp chống dính trên các chảo hợp kim nhôm thường dễ bị tróc hơn các loại chảo khác. Chảo hợp kim nhôm gồm hai loại đúc khuôn và dập khối. Với các loại chảo đúc khuôn, cán chảo thường được đúc liền với thân. Ngược lại, cán chảo dập khối lại được gắn thêm vào và thường bằng các chất liệu khác. Do sự khác biệt trong quá trình sản xuất, chảo nhôm đúc thường có giá thành cao hơn khá nhiều so với chảo nhôm dập khối.
- Inox được xem là chất liệu phù hợp nhất để sử dụng nấu nướng hiện nay. Có hai loại inox phổ biến được sử dụng để làm đồ dùng nhà bếp là inox 304 và inox 403. Với inox 304, là loại inox phù hợp nhất dùng cho nhà bếp, tuy nhiên lại có một điểm trừ là không sử dụng được cho bếp từ. Ngược lại, inox 430 lại có tính nhiễm từ tuy chất lượng không cao. Do đó, các nhà sản xuất đã tạo ra những sản phẩm chảo với cấu trúc nhiều lớp. Vớp lớp trong cùng là inox 403, lớp nhôm ở giữa để truyền nhiệt và lớp inox 430 ở đáy để có thể sử dụng trên cả bếp từ. Một điểm trừ của các sản phẩm chảo inox là do cấu trúc quá cứng, chảo inox khá khó để phủ lớp chống dính. Một số nhà sản xuất đã khắc phục tình trạng này bằng cách khoan khắc bề mặt inox để làm trồi lên những trụ nhỏ xếp hình tổ ong, trụ inox trồi cao che chắn và bảo vệ những tác động từ các dụng cụ nấu ăn lên lớp không dính như sản phẩm Chảo Blackcube.
LƯU Ý CHẤT LIỆU LỚP CHỐNG DÍNH
Lớp chống dính là một trong những phần quan trọng nhất mà bạn cần cân nhắc để lựa chọn chiếc chảo cho gia đình mình. Hiện nay, trên thị trường có hai loại lớp chống dính phổ biến là PTFE (hay Teflon) và gốm.
- Lớp chống dính Teflon (PTFE) được biết đến với ưu điểm không phản ứng với các chất hóa học khác. Trước đây, để tạo ra PTFE, người ta sử dụng PFOA - một chất gây tranh cãi về khả năng gây ung thư cho con người. Do đó, hiện nay, đa số các nhà sản xuất đã không sử dụng chất liệu này trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình. Các lớp chống dính này thường có màu xám. Đặc biệt, một số lớp chống dính PTFE hiện nay còn được sản xuất từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, màu socola như lớp chống dính Silkware từ Daikin ứng dụng trong một số dòng chảo của Neoflam mà iMat hiện phân phối.
- Lớp chống dính gốm thường khá bền, khó bong tróc, an toàn cho sức khỏe, dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên khả năng chống dính của chảo tráng gốm sẽ bị ảnh hưởng khi liên tục sử dụng sản phẩm ở nhiệt độ cao. Chảo cũng sẽ dễ bị hỏng lớp chống dính khi được đun nấu ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh. Các lớp chống dính bằng gốm thường có màu trắng sứ hoặc vân đá.
MUA CHẢO NẶNG HAY NHẸ?
Chảo có có trọng lượng lớn thường tỉ lệ thuận với mức độ chịu nhiệt và giữ độ nóng. Tuy nhiên, yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm chế biến từng loại món ăn và thao tác trong lúc nấu nướng. Căn cứ vào văn hóa ẩm thực châu Á cùng vóc dáng trung bình của người Việt, chúng tôi nhận thấy một chiếc chảo nhôm với độ dày không quá 3.3 mm và chảo inox có độ dày không quá 2.2 mm thường có trọng lượng phù hợp với đa số người Việt.
CHỌN CHẢO TO HAY BÉ?
Chảo chống dính thường có kích thước từ 14 đến 28 cm. Trong đó phổ biến nhất là các kích thước 20, 24 và 26 cm. Tùy vào nhu cầu chiên, xào món ăn mà bạn lựa chọn lích thước phù hợp. Và trong mỗi gian bếp, nếu có điều kiện hãy sắm cho mình 2-3 chiếc chảo với kích thước khác nhau để tùy biến theo nhu cầu.
VD: Rán 1-2 quả trứng có thể chọn chảo 14-18 cm, Làm món chiên cho 2-3 người ăn chọn chảo 20-26 cm, chiên cá nguyên con, xào rau chọn chảo từ 26 cm trở lên...
DÙNG BẾP NÀO, XÀI CHẢO ĐÓ
Có một số loại chảo được sản xuất để sử dụng cho loại bếp nhất định. Do đó trước khi chọn chảo, bạn hãy đảm bảo chiếc chảo mình định mua sử dụng được cho bếp nhà mình.
Một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng để kiểm tra chảo có thể dùng cho bếp từ hay không là quan sát mặt đáy chảo. Với các chảo có phần đáy xuất hiện nhiều chấm tròn hoặc vân hoa thường sử dụng được trên bếp từ do các chảo này đã được gắn đáy nhiễm từ. Với các loại chảo sử dụng được trên bếp từ đồng nghĩa với việc nó có thể sử dụng được trên tất cả các loại bếp khác.
CHỌN NHÀ CUNG CẤP UY TÍN
Trên thị trường có rất nhiều loại chảo với giá cả, nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Việc bạn lựa chọn một nhà cung cấp có tên tuổi như Fissler sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm - vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe cho chính gia đình mình. Bên cạnh đó, khi mua hàng tại các cơ sở có tên tuổi như iMat, đơn vị phân phối chính thức các sản phẩm của Neoflam và nhiều thương hiệu gia dụng uy tín khác, với chính sách mua hàng, chế độ bảo hành sản phẩm luôn được công bố rõ ràng tránh rủi ro trong quá trình mua sắm.
>> Tham khảo ngay các sản phẩm chảo chất lượng mà iMat đang phân phối tại: https://imat.vn/collections/chao
Với những thông tin bổ ích trên, chúng tôi mong rằng bạn đã có cho mình một vài căn cứ để lựa chọn cho mình một chiếc chảo thật ưng ý.
Để lại bình luận
Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google.